Ngày 25-26 tháng 8 năm 2023, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững năm 2023.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thực tế từ công tác đào tạo đến nghiên cứu khoa học, Nhà trường thấy rõ được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong giáo dục đối với một cơ sở giáo dục đại học, chính vì thế Nhà trường luôn chú trọng đầu tư, phát triển, thay đổi về mặt chiến lược cũng như tầm nhìn, nhận thức và tư duy của đội ngũ lãnh đạo, giảng viên và sinh viên.
T.S Trần Ái Cầm – Hiệu Trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong giáo dục
Theo đó, từ năm 2016, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã thành lập Trung tâm Ươm tạo và Sáng tạo khởi nghiệp (NIIC) với mục tiêu là nơi ươm tạo, hỗ trợ những dự án khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên. Song song với đó, Nhà trường đã đưa môn khởi nghiệp, tư duy sáng tạo vào giảng dạy bắt buộc ở tất cả 52 chương trình đào tạo.
Tại buổi hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nhĩ – Trưởng Khoa QTKD – với vai trò chủ trì tiểu ban “Đổi mới sáng tạo trong Kinh tế chia sẽ và khoa học bền vững (iSE)”, đã bày tỏ sự vui mừng khi nhận được sự quan tâm, tham dự trực tiếp của hơn 100 các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên trong và ngoài nước và có 5 đại biêủ tham dự trực tuyến. Các nghiên cứu viên, nhà Khoa học quan tâm đến từ rất nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Cambodia, Úc và Nga. Đặc biệt, với mối quan tâm sâu sắc đến các yếu tố thiết yếu cho xu hướng phát triển bền vững, Hội thảo đã nhận được số lượng rất lớn các bài viết, nghiên cứu giá trị. Cụ thể, có 96 bài Abstract trong đó có 19 bài ngoài nước, 17 bài Abstract trong nước – ngoài trường ĐH NTT và 60 bài do các giảng viên, nghiên cứu viên trong trường ĐH NTT. Có 44 bài nghiên cứu Full text, bao gồm 9 bài ngoài nước, 5 bài viết do các nghiên cứu viên ngoài trường ĐH NTT và 30 bài trong trường ĐH NTT. Với số lượng bài viết tham dự khổng lồ, có tới 24 bài viết được chia sẻ, thuyết trình trong hội thảo.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nhĩ phát biểu khai mạc hội thảo
Với sự tham dự của các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia, hội thảo đã mang đến những kiến thức, những nghiên cứu từ các nền kinh tế khác nhau, mở ra những cuộc thảo luận sâu sắc, phong phú hơn nhờ những quan điểm đa dạng được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu, học viên, nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo ngành từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều nhấn mạnh bản chất năng động của nền kinh tế chia sẻ và tiềm năng to lớn của nó trong việc thúc đẩy đổi mới bền vững trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nhĩ chụp hình lưu niệm cùng các đại hiểu, nhà nghiên cứu nước ngoài
Hội thảo xoay quanh các vấn đề và cách thức để thúc đẩy sự đổi mới, định hình lại các mô hình kinh doanh truyền thống, thúc đẩy khả năng tiếp cận quyền sở hữu và xác định lại cách tiêu thụ và tái sử dụng tài nguyên. Cần xây dựng nhiều biện pháp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xã hội có ý nghĩa. Các nhà nghiên cứu đã tập trung xem xét vai trò quan trọng của các khung chính sách trong việc thúc đẩy cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo các hoạt động kinh doanh có đạo đức. Một số vấn đề về công nghệ được nhấn mạnh để thúc đẩy quá trình đổi mới bao gồm blockchain, IoT và AI, nhằm nâng cao tính minh bạch, tin cậy và hiệu quả trong các giao dịch kinh tế chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu triển khai có trách nhiệm để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày với những sự kết nối của các nhà nghiên cứu đã truyền cảm hứng tinh thần hợp tác và sự cam kết thúc đẩy thay đổi tích cực cho tất cả người tham dự. Hội thảo kết thúcộiH thành công vang dội với những tri thức, quan điểm mới và sự kết nối được mở ra nhằm mang lại sự thống nhất, đồng lòng cho việc phát triển, thay đổi toàn diện hướng tới nên kinh tế phát triển bền vững cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
Một số hình ảnh tại buổi hội thảo