- Bạn yêu thích làm việc sáng tạo, nhạy bén sự thay đổi và thích ứng nhanh
- Bạn yêu thích làm việc tư duy hệ thống, ra quyết định dựa trên việc phân tích dữ liệu
- Bạn cảm thấy hào hứng làm việc online và tương tác với người khác trên mạng xã hội
- Bạn yêu thích công nghệ và sử dụng công nghệ hàng ngày
- Bạn yêu thích kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hoá
- Bạn có cảm hứng giao tiếp và làm việc nhóm tốt với người khác
Ngành học Thương Mại Điện Tử là dành riêng cho bạn.
Mã ngành: 7340122
Văn bằng: Cử nhân
Thời gian đào tạo: 3.5 năm
Địa điểm học: Cơ sở Quận 12 – TP.HCM
Học phí trung bình : 50 triệu/năm

Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.
Tại sao nên học ngành Thương Mại Điện Tử (TMĐT)?
Tại Việt Nam, tuy rằng thương mại điện tử vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng của Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang được đánh giá khá nhanh. So với khu vực Đông Nam thì sự phát triển có muộn và chậm hơn. Nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và internet hiện nay, khiến TMĐT như một “vùng đất hứa đầy tiềm năng” cho những những bạn trẻ yêu thích sáng tạo và kinh doanh theo đuổi. Vì thế, TMĐT đang là một trong những ngành nghề phát triển, có cơ hội việc làm cao và cực “hot” hiện nay.
Các chuyên gia đã nhận định: “Thương mại điện tử Việt Nam như một con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức”. Và thực tế tiềm năng này không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đối với khách hàng, doanh nghiệp mà nó bao gồm tiềm năng cho có bạn trẻ muốn nắm bắt cơ hội khởi nghiệp.
Trong tương lai không xa, sự phát triển của thương mại điện tử ngày càng lớn mạnh sẽ đòi hỏi đội ngũ nhân sự “chất lượng”. Do đó, nếu bạn đang có dự định theo đuổi ngành học này thì hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để chinh phục và thành công với nghề nghiệp mà mình lựa chọn.

Thương Mại Điện Tử tại Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành có gì?
Học ngành TMĐT tại NTTU bạn sẽ:
- Được khai phá tiềm năng đam mê kinh doanh:
TMĐT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trực tuyến, đòi hỏi skinh viên phải có sự yêu thích và đam mê với kinh doanh, luôn tìm kiếm cơ hội và nắm bắt xu hướng. Và vì vậy các bạn sẽ được học cách tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, nhạy cảm với xu hướng thay đổi, nghiên cứu và hiểu được khách hàng, hiểu đối thủ cạnh tranh mạnh thế nào – yếu ra sao…. Từ đó tạo ra sự khác biệt, mang lại được giá trị khách hàng đang mong muốn và vượt hơn đối thủ cạnh tranh.
- Được trang bị năng lực chuyên môn như:
- Thiết kế website, tối ưu trải nghiệm khách hàng
- Phân tích dữ liệu với những công cụ cập nhật thường xuyên để đo lường hiệu quả chiến dịch, dự báo xu hướng
- Xây dựng ý tưởng, thông điệp và nội dung trên đa nền tảng (Facebook, TikTok, YouTube, v.v.)
- Xây dựng và phát triển thương hiệu theo hướng bền vững
- Lập kế hoạch bán hàng (online & offline), dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Viết bài PR, thiết kế nội dung quảng cáo, hỗ trợ sản xuất video
- Nghiên cứu xu hướng, đảm bảo nội dung sáng tạo và phù hợp
- Xây dựng kế hoạch và chiến lược SEO/SEM, Social Media
- Hiểu và kinh doanh thương mại đúng Luật
- Bảo mật thông tin khách hàng
- Phát triển chatbot AI tự động hóa
- Tạo lập mô hình khởi nghiệp kinh doanh Canvas
- Kỹ năng tư duy teamwork, tư duy sáng tạo, chủ động thích ứng nhanh với sự thay đổi
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và khả năng chịu áp lực công việc
- Được trang bị khả năng sáng tạo, chủ động và thích ứng nhanh:
Tư duy sáng tạo, chủ động thích ứng với xu hướng phát triển là tư duy thiết yếu mà một sinh viên ngành thương mại điện tử được rèn luyện trong suốt thời gian tham gia học tập. Bởi vì ngành TMDT ứng dụng rất nhiều nền tảng công nghệ và thay đổi liên tục nên cần phải có một tư duy nhạy bén để thích ứng nhanh với sự thay đổi.
Và bởi vì cạnh tranh không chỉ xoay quanh nội dung mà còn liên quan đến việc phát triển hoặc đổi mới các tính năng của ứng dụng mua bán để tạo trải nghiệm thân thiện với người dùng. Phương thức quảng bá sản phẩm, giao diện trang web bán hàng, các công cụ hỗ trợ… phải liên tục đổi mới nhằm tác động đến thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.
- Được trang bị kỹ năng giao tiếp và đàm phán
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực Thương mại điện tử, vì nó liên quan đến mạng lưới các mối quan hệ cả offline và online. Từ nhà đầu tư, đối tác, chủ doanh nghiệp nhỏ, đến khách hàng và đối thủ, khả năng giao tiếp là một yếu tố cần thiết.
Trong Thương mại điện tử, hoạt động đàm phán là phổ biến nhất, do đó, kỹ năng đàm phán là một yếu tố quan trọng cần được thể hiện tốt nhất.
- Được trang bị kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu:
Tìm kiếm thông tin và phân tích dữ liệu là một kỹ năng cực kỳ quan trọng không chỉ trong lĩnh vực Thương mại điện tử, mà còn được coi là một kỹ năng thiết yếu cho bất kỳ ứng viên tìm việc trong kỷ nguyên số hiện nay.
Trong Thương mại điện tử, mọi quyết định đều dựa trên dữ liệu, từ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo đến lý do tại sao khách hàng không mua hàng. Do đó, nhạy bén với các con số, đọc và hiểu ý nghĩa của chúng là thật sự cần thiết.
Vì thế, sinh viên TMDT được học cách đọc và hiểu được ý nghĩa của con số. Từ đó giúp đưa ra những quyết định nhanh và chính xác trong công việc.
· Được trang bị Tư duy teamwork
Đối với môi trường làm việc doanh nghiệp thì kỹ năng làm việc nhóm rất được chú trọng. Trong ngành TMĐT, đặc trưng môi trường làm việc năng động bạn không những phải làm việc đơn lẻ một mình mà còn sẽ phải làm việc với nhiều người có những chuyên môn, kiến thức khác nhau như: lập trình, nguồn hàng, logistics, bán hàng, kế toán,.. Do đó, khả năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp hiệu quả công việc cao hơn, đạt được mục tiêu đề ra, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
- Được trang bị khả năng chịu áp lực công việc tốt
Sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh và kinh doanh thương mại điện tử cũng không phải ngoại lệ. Vậy nên, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng chịu áp lực công việc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao thông qua những bài tập tình huống.
- Được trang bị môi trường nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp
Startup với ngành Thương mại điện tử đang là xu hướng của rất nhiều bạn trẻ đam mê khởi nghiệp. Sinh viên sẽ được trang bị tinh thần khởi nghiệp

Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử (TMĐT) có thể làm được gì?
- Chuyên viên Digital Marketing:
Xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), và quản lý các kênh truyền thông xã hội.
Tối ưu hóa nội dung, cấu trúc Website nâng cao trải nghiệm người dùng. Xây dựng chiến lược liên kết đạt được hiệu quả cao nhất.
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và các chiến lược marketing trực tuyến như: Google Ads, Facebook Ads để thu hút khách hàng.
- Chuyên viên quản trị sàn TMĐT:
Quản lý, vận hành và duy trì các gian hàng trên các sàn điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki, v.v. Đăng tải sản phẩm, cập nhật thông tin, xử lý đơn hàng, và giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm gia tăng doanh số và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu:
Khai thác, phân tích và đánh giá dữ liệu khách hàng để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Phân Tích dữ liệu Khách Hàng: Sử dụng các công cụ phân tích để hiểu hành vi và sở thích của khách hàng.
Dữ Liệu Kinh Doanh: Biết cách thu thập và phân tích dữ liệu bán hàng để đưa ra quyết định kinh doanh thông minh.
- Chuyên viên tư vấn và phát triển TMĐT:
Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển các chiến lược kinh doanh trực tuyến.
Lập kế hoạch, triển khai và theo dõi các dự án thương mại điện tử từ giai đoạn lên ý tưởng đến triển khai đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
- Nhân viên bán hàng online:
Quản lý và phát triển website tạo sự khác biệt nâng cao trải nghiệm người dùng.
Quản lý các hoạt động bán hàng trực tuyến: hiểu cách quản lý danh mục sản phẩm, đăng sản phẩm, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ và cách tối ưu hóa quy trình giao dịch trực tuyến.
Giải đáp thắc mắc, xử lý đơn hàng và giải quyết các khiếu nại của khách hàng qua các kênh trực tuyến như email, chat hoặc gọi điện.
- Chuyên viên quản lý kho và chuỗi cung ứng:
Quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa và đảm bảo các đơn hàng được giao đúng thời gian, tối ưu hoá chi phí tồn kho và quá trình giao nhận
- Chuyên viên chuyển đổi số:
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, từ việc áp dụng công nghệ mới đến tối ưu hóa quy trình số hoá.
Có thể làm việc tại: viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu hoặc văn phòng địa phương: Quận, Huyện, Phường, Xã… thực hiện cổng giao tiếp, giao dịch Chính phủ điện tử…
- Khởi nghiệp:
Tự xây dựng và phát triển các mô hình kinh doanh trực tuyến của riêng mình.
- Công việc thăng tiến sau 3 năm:
Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E-Marketing
Mở công ty hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Giảng viên đào tạo tại các viện đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng thương mại điện tử, rường cao đẳng hoặc học cao hơn để tham gia giảng dạy tại trường đại học.
Tóm lại, học ngành TMĐT là một lựa chọn tốt cho những bạn yêu thích công nghệ, kinh doanh và muốn làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Nguyễn Thanh Phi Vân – BM TMDT