Trong bài báo cáo của mình, GS. TS Vương Thanh Sơn đã làm rõ khái niệm, định nghĩa và tổng quan hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và Đại học 4.0. Mô hình đào tạo, nghiên cứu và phương thức tuyển sinh của các trường ĐH sẽ bị tác động cụ thể ra sao? Các trường ĐH và sinh viên cần chuẩn bị gì trước thách thức của ĐH 4.0. ĐH 4.0 đe dọa ĐH truyền thống như thế nào, kinh nghiệm xây dựng ĐH 4.0 của các nước trên thế giới như thế nào và VN cần học hỏi điều gì?
Theo GS. TS Vương Thanh Sơn các trường ĐH nên có một trung tâm hay một ban dự án về ĐH 4.0 cùng những buổi thảo luận mở trên chủ đề mô hình 4.0 nhằm chuẩn bị chủ động đối phó với thách thức và nắm bắt kịp thời cơ hội mà cách mạng 4.0 có thể đưa đến. Trong tương lai mô hình đại học truyền thống sẽ phải biến đổi trở thành mô hình cấp tiến, mở và thoáng với 3 yếu tố ICH: kết nối, thông minh và có yếu tố con người.
Buổi chiều cùng ngày, PGS. TS Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ giáo dục dạy nghề, Ban tuyên giáo trung ương sẽ trình bày về Cách mạng kĩ thuật công nghệ lần 4 và vấn đề đặt ra cho giáo dục & đào tạo Việt Nam với 2 nội dung chính: Cuộc cách mạng 4.0 và Giáo dục Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế.
Trong phần trình bày của mình, PGS. TS Nguyễn Đắc Hưng cũng cho rằng, trong cơ chế thị trường, các cơ sở giáo dục chuyển hướng dần sang tự chủ trong tổ chức và hoạt động, chủ động tìm kiếm các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, mở rộng và hoạt động đào tạo liên doanh, liên kết trong và ngoài nước về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hoạt động giáo dục phải minh bạch, công khai dân chủ….
Nhận thức được vai trò của Giáo dục 4.0, ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đầu tiên của Việt Nam nhận thức sớm tầm quan trọng của GD 4.0 và có nhiều hoạt động thiết thực để triển khai áp dụng mô hình này. Nhà trường đã luôn chủ động đổi mới, tiếp nhận tích hợp các đặc tính của giáo dục 4.0 vào mọi hoạt động của nhà trường như đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, xây dựng trường học thành một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo – khởi nghiệp trong trường học phản gắn liền với doanh nghiệp và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý. Để thực hiện tốt mô hình này, nhà trường đã triển khai xây dựng Trung tâm công nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ cao, Trung tâm đào tạo công nghệ cao, Công viên triểu lãm khoa học tại khu công nghệ cao TP.HCM. Đây sẽ là hệ sinh thái trường học bao gồm các khoa đào tạo, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu , trung tâm khởi nghiệp….
Để đẩy mạnh và phát triển mô hình GD 4.0 vừa qua nhà trường cũng đã tổ chức nhiều buổi hội thảo trong nước và quốc tế về GD 4.0. ĐH Nguyễn Tất Thành cũng đã trình lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đề án xây dựng mô hình GD 4.0. Sau khi nghe báo cáo Bộ trưởng đã chỉ đạo thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu phối hợp với nhà trường để triển khai thí điểm mô hình này.