TRẢI NGHIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH KIẾN TẬP SINH VIÊN MEE CONNECT TẠI MOBIFONE

TRẢI NGHIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH KIẾN TẬP SINH VIÊN MEE CONNECT TẠI MOBIFONE

Là sinh viên năm cuối khoa Quản trị Kinh Doanh của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, tôi luôn mong muốn có cơ hội được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp thực tế để có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về những gì mình đã học trong suốt ba năm đại học, và chuyến đi kiến tập Mee Connect tại Mobifone địa chỉ diễn ra vào ngày 11 tháng 4 năm 2025 chính là một trải nghiệm quý giá, giúp tôi không chỉ hiểu thêm về một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam mà còn tiếp cận được với những xu hướng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) – lĩnh vực đang thay đổi mạnh mẽ cách vận hành của mọi tổ chức và cả cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và trong chương trình, chỉ có một diễn giả chính là anh Dũng – chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số tại Mobifone, người đã có một buổi chia sẻ súc tích nhưng sâu sắc về vai trò của AI trong cuộc sống hiện đại, cũng như đưa ra những lời khuyên thiết thực dành cho sinh viên như chúng tôi để có thể bắt đầu học hỏi và làm quen với AI một cách hiệu quả.

Trong phần đầu chương trình, anh Bảo -MC đã giới thiệu khái quát về Mobifone – một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, với lịch sử hình thành hơn 30 năm phát triển gắn liền với sự phát triển của công nghệ tại Việt Nam, và hiện nay Mobifone không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông mà còn tham gia sâu vào chuyển đổi số, phát triển hạ tầng dữ liệu, ứng dụng AI vào chăm sóc khách hàng, tối ưu hóa vận hành và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là sản phẩm Sayme – Nhà mạng di động tiên phong cho giới trẻ Gen Z, với phong cách trẻ trung, năng động, cá nhân hóa và đậm chất công nghệ, Sayme không chỉ là dịch vụ viễn thông đơn thuần mà còn là một nền tảng công nghệ với hệ sinh thái số linh hoạt, cho phép người dùng trải nghiệm các tiện ích kỹ thuật số như quản lý gói cước, chăm sóc khách hàng thông minh và giải trí đa phương tiện, tất cả đều được tích hợp AI nhằm mang đến trải nghiệm người dùng tối ưu, và điều khiến tôi thật sự ấn tượng lại nằm ở phần sau của chương trình, khi anh Dũng đi vào trọng tâm nội dung là phân tích những cách mà AI đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống của con người, từ việc AI đang hiện diện trong đời sống thường ngày đến được tích hợp hệ thống giáo dục, học tập cho đến những công cụ hỗ trợ làm việc như trợ lý ảo, phần mềm phân tích dữ liệu cá nhân hóa hay thậm chí là các hệ thống gợi ý mua sắm trực tuyến để đưa ra những dự đoán, đề xuất hoặc tự động hóa từ đó giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sai sót và nâng cao hiệu suất, và điều khiến tôi thực sự bất ngờ chính là khi anh đưa ra những ví dụ rất gần gũi như việc AI được dùng để phân tích hoạt động diễn ra trực tiếp tại buổi kiến tập từ không gian khán phòng đến các bạn sinh viên, AI đã trao đổi giao tiếp nhanh chóng tựa như người nói chuyện với người. Phần chia sẻ mà tôi tâm đắc nhất là khi anh Dũng đưa ra lời khuyên rất chân thành dành cho sinh viên không chuyên ngành công nghệ như chúng tôi, rằng chúng ta không nhất thiết phải trở thành kỹ sư AI, nhưng nhất định phải hiểu AI là gì, có thể làm được gì và nên được áp dụng như thế nào trong từng bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp, vì trong tương lai gần, bất kỳ ai làm trong lĩnh vực quản trị, marketing, tài chính hay nhân sự đều sẽ phải làm việc với dữ liệu và công nghệ. Anh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của AI hiện nay, nếu không vận dụng chúng chắc chắn chúng ta sẽ trở thành “người lỗi lạc”. Anh đưa ra những gợi ý cho chúng tôi về những phần mềm AI có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực, từ phân tích hành vi khách hàng, viết nội dung quảng cáo, thiết kế hình ảnh đến chăm sóc khách hàng… nhưng đối với tôi phần hấp dẫn nhất chính là những gợi ý về AI trong nghiên cứu học tập và giảng dạy, những gợi ý ấy sẽ là bước đệm để tôi hoàn thành thật tốt những môn học và kì khóa luận sắp tới.

Kết thúc chuyến đi, tôi mang về không chỉ là kiến thức mới, mà còn là một tầm nhìn khác về con đường sự nghiệp của mình rằng để trở thành một “người không lỗi lạc”, tôi cần hiểu và làm chủ công nghệ, không phải bằng cách trở thành lập trình viên, mà bằng cách học cách sử dụng AI như một công cụ chiến lược để đưa ra những quyết định thông minh hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Từ lời khuyên của anh Dũng, tôi đã bắt đầu tìm hiểu các khóa học cơ bản về phân tích dữ liệu, AI trong kinh doanh và tư duy số để từng bước hoàn thiện bản thân. Tôi tin rằng nếu mỗi sinh viên hôm nay có thể ý thức được vai trò của AI và chủ động học hỏi từ sớm, chúng ta sẽ không chỉ bắt kịp xu hướng mà còn có thể dẫn dắt những thay đổi trong tương lai bằng chính tư duy đổi mới và khả năng thích nghi của mình. Chuyến đi kiến tập tại Mobifone không đơn thuần là một buổi tham quan, mà là một bài học thực tế quý giá, là lời nhắc nhở rằng kiến thức trong sách chỉ là nền tảng, còn học hỏi từ thực tế và dám bước ra khỏi vùng an toàn mới là điều thực sự quan trọng để trưởng thành và phát triển trong thời đại công nghệ.

Nguyễn Thị Thu Huyền – 2200001947